MỤC LỤC:

Bảo hiểm y tế là gì?

Làm thế nào để tham gia bảo hiểm y tế? Sự khác nhau giữa bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp và bảo hiểm y tế của địa phương là gì?

Trong trường hợp tôi bị mất việc hoặc nghỉ việc tại công ty cũ và thay đổi nơi làm việc thì tình trạng bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp được đăng ký trước đó có bị thay đổi không?

Làm thế nào để tôi xác định được mình đang tham gia bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp hay bảo hiểm y tế của địa phương?

Cách đóng tiền bảo hiểm y tế là gì? Sự khác nhau khi đóng bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp và bảo hiểm y tế của địa phương là gì?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không tham gia bảo hiểm y tế hoặc không đóng phí bảo hiểm y tế?

Tôi có được giảm phí khi đóng phí bảo hiểm y tế của địa phương không?

Quyền lợi của bảo hiểm y tế là gì?

Sự khác nhau giữa phần chi phí điều trị được chi trả và không được chi trả trên hóa đơn viện phí là gì?

Khi muốn được tư vấn về bảo hiểm y tế thì tôi phải liên hệ tới đâu?

Tôi có thể tìm kiếm các thông tin về bảo hiểm y tế ở đâu?

Khi nào thì bảo hiểm y tế của tôi hết hạn?

Người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc chưa đăng ký thông tin cư trú có thể sử dụng các dịch vụ y tế hay không?​

Có chương trình giáo dục về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp dành cho người nước ngoài di cư không?​

Tôi có thể tìm kiếm thông tin về dịch vụ an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp ở đâu?

Khi tôi gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động thì tôi phải liên liên hệ với ai/cơ quan nào?​

Bảo hiểm lao động là gì?​

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?​

Tôi có phải tự đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động không?

Làm thế nào để đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động?

Tôi gặp tai nạn khi đang làm việc. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?​

Trong trường hợp tôi bị thương khi đang làm việc, tôi có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động không?

Tôi bị thương khi đang làm việc và cần phải làm phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật sẽ do ai chi trả?

Môi trường làm việc hiện tại của tôi không an toàn và có hại cho sức khỏe.

Từ sau khi bị thương trong quá trình làm việc, tôi gặp phải các di chứng từ vết thương.

Tôi bị bệnh sau một thời gian dài làm cùng một loại công việc.

Tôi có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc và bị tử vong trong quá trình làm việc, tôi nên liên lạc với ai?

Nếu tôi có người thân là lao động làm việc tại Hàn Quốc và không may bị tử vong, tôi cần biết những gì?

Tôi có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi muốn biết Đại sứ quán Việt Nam có thể hỗ trợ gì nếu người thân của tôi tử vong trong khi đang làm việc tại Hàn Quốc?

Tôi có người thân tử vong khi đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi cần làm gì để đưa thi thể hay hài cốt của người thân về Việt Nam?

Tôi bị người khác lợi dụng chức vụ cao hơn để quấy rối, bắt nạt và đối xử bất công tại nơi làm việc. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Tôi bị chủ lao động và đồng nghiệp bạo hành. Tôi phải đối phó như thế nào?

Tôi bị thương trong lúc làm việc nhưng chủ lao động không trả phí điều trị và bồi thường tai nạn lao động cho tôi. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Quấy rối tình dục là gì?

Cách để tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Tôi bị bạo hành và tấn công tình dục, tôi có thể nhận được trợ giúp từ đâu ?

Mai ơi, cậu có được Tổng công ty Bảo hiểm y tế thông báo về việc kiểm tra sức khoẻ không?

Có, tớ nhận được giấy báo qua đường bưu điện rồi. Nhưng việc kiểm tra ấy tốn nhiều tiền lắm phải không?

Không đâu. Bọn mình đã tham gia vào bảo hiểm y tế nên mình sẽ được kiểm tra sức khoẻ miễn phí 1 năm một lần đấy.

Ơ thế à! Đợt này tớ cứ thấy người uể oải, mệt mỏi suốt thôi nên nếu được đi khám thì tốt quá. Nhưng bọn mình còn phải đi làm thì không biết mình có kịp đi khám trong giờ làm việc của các bệnh viện không nhỉ? Với lại bọn mình có được đi khám trong giờ làm việc của bọn mình không?

Tất nhiên rồi. Luật pháp đã quy định là mình được đi kiểm tra sức khoẻ trong giờ làm việc của bọn mình rồi. Có một bệnh viện khám sức khoẻ ở gần chỗ làm việc của bọn mình đấy. Tớ sẽ gọi điện đặt trước lịch khám, cậu đi cùng luôn nhé?

Ừ, tốt quá!

Cậu nhớ phải mang theo phiếu kiểm tra sức khoẻ và giấy tờ tuỳ thân lúc đi khám đấy nhé!

Ừ, tớ nhớ rồi

3.1 KIỂM TRA SỨC KHỎE THÔNG THƯỜNG VÀ KIỂM TRA TẦM SOÁT UNG THƯ

Tôi có được đi kiểm tra sức khỏe không? Tôi sẽ được làm những loại kiểm tra nào khi kiểm tra sức khỏe?

Nếu bạn đang tham gia bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm việc làm thì bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe được chia làm hai loại là kiểm tra sức khỏe thông thường và kiểm tra tầm soát ung thư.

  • Bạn là công nhân lao động, bạn có thể đăng kí kiểm tra sức khỏe thông thường 1 năm 1 lần (nếu bạn là nhân viên văn phòng thì bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe miễn phí 2 năm 1 lần).
  • Đối với kiểm tra tầm soát ung thư thì tùy từng hạng mục mà bạn sẽ được kiểm tra hàng năm hoặc 2 năm một lần.
  • Ngoài ra, cũng tùy từng hạng mục kiểm tra tầm soát ung thư mà bạn sẽ phải chi trả 10% tổng chi phí hoặc được miễn phí hoàn toàn.

Kiểm tra sức khỏe thông thường và kiểm tra tầm soát ung thư

Phân loạiKiểm tra sức khỏe thông thườngKiểm tra tầm soát ung thư
Đối tượng

Người tham gia bảo hiểm sức khỏe
Người tham gia bảo hiểm doanh nghiệp
Người tham gia bảo hiểm địa phương là chủ hộ gia đình
Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm sức khoẻ địa phương từ 20 tuổi trở lên và người phụ thuộc

Chi phí
Miễn phí

Cá nhân tự chi trả 10% (Tuy nhiên, kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng là miễn phí. Đối tượng được kiểm tra tầm soát ung thư quốc gia và người nhận trợ cấp y tế được miễn phí toàn bộ các hạng mục kiểm tra tầm soát ung thư).

Thời điểm

1 năm 1 lần (tuy nhiên nếu bạn tham gia bảo hiểm doanh nghiệp và là nhân viên văn phòng, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe mỗi 2 năm 1 lần).

Tùy theo hạng mục kiểm tra mà thực hiện kiểm tra hàng năm hoặc 2 năm một lần

Hạng mục kiểm tra

Các hạng mục chung:
Thăm khám và tư vấn, đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra thị lực – thính lực, chụp X-quang lồng ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra khoang miệng.
Hạng mục bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh do tuổi tác:
Rối loạn lipid máu, kháng nguyên – kháng thể viêm gan B, kiểm tra mật độ xương, suy giảm khả năng nhận thức, kiểm tra sức khỏe tinh thần, đánh giá thói quen sinh hoạt, kiểm tra các chức năng cơ thể cho người cao tuổi, kiểm tra mảng bám trên răng (các hạng mục sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của đối tượng kiểm tra).

Tầm soát ung thư dạ dày:
Dành cho người trên 40 tuổi, 2 năm một lần.
Tầm soát ung thư đại tràng:
Dành cho người trên 50 tuổi, hàng năm. Tầm soát ung thư vú:
Dành cho người trên 40 tuổi, 2 năm một lần. Tầm soát ung thư cổ tử cung:
Dành cho người trên 20 tuổi, 2 năm một lần. Tầm soát ung thư gan:
Dành cho người trên 40 tuổi thuộc nhóm có nguy cơ cao, 6 tháng một lần. Tầm soát ung thư phổi:
Dành cho người từ 54 – 74 tuổi thuộc nhóm có nguy cơ cao, 2 năm một lần.

3.2 KIỂM TRA SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI TRẠM Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

Người lao động nước ngoài được kiểm tra sức khỏe miễn phí tại các trạm y tế xã, phường gần nơi cư trú. Để biết thêm thông tin về phòng khám của trạm y tế gần nơi sinh sống, hãy liên hệ tới Trung tâm hướng dẫn tổng hợp cho người nước ngoài 1345.

Ngoài ra, để biết thêm nội dung chi tiết, hãy tham khảo bảng sau:

Khám sức khỏe cho lao động người nước ngoài
Đối tượng được kiểm tra sức khỏe

• Người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc thuộc các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu vực phụ trách của trạm y tế địa phương
• Người di cư theo diện kết hôn cư trú tại địa phương
• Người không tham gia bảo hiểm xã hội

Chi phí kiểm tra
Miễn phí (lần 1)
Thời gian thực hiện kiểm tra

Các ngày trong năm
Ngày thường từ 9h sáng ~ 5h chiều
(Thời gian cần thiết: Khoảng 30 phút ~ 1 tiếng)

Hạng mục kiểm tra

• Xét nghiệm máu (thiếu máu, chức năng gan, đường huyết, cholesterol, v.v.)
• Xét nghiệm nước tiểu
• Chụp X-quang lồng ngực
• Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm (giang mai, AIDS, viêm gan B)
• Kiểm tra khoang miệng

Chuẩn bị

Thẻ cư trú người nước ngoài
Nhịn ăn từ 10h tối ngày hôm trước và đến kiểm tra vào ngày hôm sau
Không cần phải hẹn trước

3.3 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC KHỎE

Trình tự thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là gì?

1. Kiểm tra xem bản thân có phải là đối tượng thuộc diện được kiểm tra sức khỏe hay không?
Tổng công ty Bảo hiểm y tế quốc gia sẽ trực tiếp thông báo tới từng cá nhân thuộc diện được kiểm tra sức khoẻ định kỳ về việc cá nhân là đối tượng được kiểm tra định kỳ và các hạng mục sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu nhận được giấy báo hoặc tin nhắn thông báo của Tổng công ty Bảo hiểm y tế quốc gia, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe.
2. Đặt lịch hẹn và đến cơ sở kiểm tra sức khỏe
Gọi điện đặt lịch hẹn với cơ sở kiểm tra sức khỏe (bệnh viện) gần nhà và đúng giờ đã hẹn, hãy mang theo phiếu kiểm tra sức khỏe và giấy tờ tùy thân đến cơ sở kiểm tra sức khỏe để tiến hành kiểm tra.
3. Đợi kết quả
Vài ngày sau, bệnh viện nơi bạn đã thực hiện kiểm tra sức khỏe sẽ gửi trả kết quả kiểm tra cho bạn.

Tôi có thể xác nhận các thông tin về kiểm tra sức khỏe bằng cách nào?

Tổng công ty Bảo hiểm y tế quốc gia

TỔNG ĐÀI

1577-1000

Trang web tiếng Việt:

(nhis.or.kr)

Bảo hiểm y tế là gì?

Làm thế nào để tham gia bảo hiểm y tế? Sự khác nhau giữa bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp và bảo hiểm y tế của địa phương là gì?

Trong trường hợp tôi bị mất việc hoặc nghỉ việc tại công ty cũ và thay đổi nơi làm việc thì tình trạng bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp được đăng ký trước đó có bị thay đổi không?

Làm thế nào để tôi xác định được mình đang tham gia bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp hay bảo hiểm y tế của địa phương?

Cách đóng tiền bảo hiểm y tế là gì? Sự khác nhau khi đóng bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp và bảo hiểm y tế của địa phương là gì?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không tham gia bảo hiểm y tế hoặc không đóng phí bảo hiểm y tế?

Tôi có được giảm phí khi đóng phí bảo hiểm y tế của địa phương không?

Quyền lợi của bảo hiểm y tế là gì?

Sự khác nhau giữa phần chi phí điều trị được chi trả và không được chi trả trên hóa đơn viện phí là gì?

Khi muốn được tư vấn về bảo hiểm y tế thì tôi phải liên hệ tới đâu?

Tôi có thể tìm kiếm các thông tin về bảo hiểm y tế ở đâu?

Khi nào thì bảo hiểm y tế của tôi hết hạn?

Người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc chưa đăng ký thông tin cư trú có thể sử dụng các dịch vụ y tế hay không?​

Có chương trình giáo dục về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp dành cho người nước ngoài di cư không?​

Tôi có thể tìm kiếm thông tin về dịch vụ an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp ở đâu?

Khi tôi gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động thì tôi phải liên liên hệ với ai/cơ quan nào?​

Bảo hiểm lao động là gì?​

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?​

Tôi có phải tự đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động không?

Làm thế nào để đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động?

Tôi gặp tai nạn khi đang làm việc. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?​

Trong trường hợp tôi bị thương khi đang làm việc, tôi có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động không?

Tôi bị thương khi đang làm việc và cần phải làm phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật sẽ do ai chi trả?

Môi trường làm việc hiện tại của tôi không an toàn và có hại cho sức khỏe.

Từ sau khi bị thương trong quá trình làm việc, tôi gặp phải các di chứng từ vết thương.

Tôi bị bệnh sau một thời gian dài làm cùng một loại công việc.

Tôi có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc và bị tử vong trong quá trình làm việc, tôi nên liên lạc với ai?

Nếu tôi có người thân là lao động làm việc tại Hàn Quốc và không may bị tử vong, tôi cần biết những gì?

Tôi có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi muốn biết Đại sứ quán Việt Nam có thể hỗ trợ gì nếu người thân của tôi tử vong trong khi đang làm việc tại Hàn Quốc?

Tôi có người thân tử vong khi đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi cần làm gì để đưa thi thể hay hài cốt của người thân về Việt Nam?

Tôi bị người khác lợi dụng chức vụ cao hơn để quấy rối, bắt nạt và đối xử bất công tại nơi làm việc. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Tôi bị chủ lao động và đồng nghiệp bạo hành. Tôi phải đối phó như thế nào?

Tôi bị thương trong lúc làm việc nhưng chủ lao động không trả phí điều trị và bồi thường tai nạn lao động cho tôi. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Quấy rối tình dục là gì?

Cách để tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Tôi bị bạo hành và tấn công tình dục, tôi có thể nhận được trợ giúp từ đâu ?