Chương 4:

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

4.1 GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Có chương trình giáo dục về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp dành cho người nước ngoài di cư không?

Chủ doanh nghiệp có thể đăng ký chương trình giáo dục trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Giáo dục về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Cơ quan an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tài liệu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bằng tiếng Việt được cung cấp tại Kho tài liệu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Nếu bạn muốn học trực tiếp, bạn cần phải đăng ký online trước.

Chương trình giáo dục về an toàn và sức khỏe tại Cổng thông tin điện tử Giáo dục về an toàn và sức khỏe:
• Giáo dục về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (trực tiếp).
• Giáo dục về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (tổ chức lần lượt ở khu vực tập trung đông người lao động nước
ngoài).

Ví dụ về tài liệu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được soạn bằng tiếng Việt:
• Sách điện tử về phòng tránh rơi ngã trong ngành xây dựng (dành cho người lao động nước ngoài).
• Sách điện tử về phòng tránh tai nạn bị kẹt vào máy móc trong ngành chế tạo (dành
cho người lao động nước ngoài).
• Kiểm tra an toàn vận hành (OPS) trước khi làm việc với các xe, máy móc xây dựng
(dành cho người lao động nước ngoài).
• Hoạt hình dành cho người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc – Cung cấp và hướng
dẫn cách sử dụng đồ bảo hộ (có Tiếng Việt).
• Video kiến thức cơ bản về an toàn lao động v.v.

Truy cập tại đây:

Khi tôi gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động thì tôi phải liên liên hệ với ai/cơ quan nào?

Trung tâm tư vấn nhân lực nước ngoài

1577-0071

Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài

Tham khảo Chương 8, ‘8.1 Thông tin liên hệ chính’.

4.2 BẢO HIỂM LAO ĐỘNG

Bảo hiểm lao động là gì?

Bảo hiểm lao động là bảo hiểm chi trả cho các trường hợp người lao động bị mất việc, nghỉ nuôi con, nghỉ làm tham gia các khoá đào tạo nghề, v.v.

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

Bảo hiểm tai nạn lao động là bảo hiểm chi trả phí điều trị cho người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc trong trường hợp bị thương trong lúc làm việc hoặc bị bệnh phải dưỡng bệnh từ 4 ngày trở lên. Trong trường hợp người lao động tử vong, bảo hiểm này sẽ chi trả trợ cấp cho gia quyến của người lao động.
Người lao động nước ngoài, không phân biệt là cư trú hợp pháp hay không đăng ký thông tin cư trú, đều có thể được nhận bồi thường giống như người Hàn Quốc nếu bị thương trong lúc làm việc. Ngoài ra, người lao động vẫn có thể yêu cầu chi trả trợ cấp ngay cả trong trường hợp chủ doanh nghiệp không hỗ trợ khai báo, đăng ký.

Tôi có phải tự đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động không?

Cá nhân người lao động không cần phải tự đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động mà chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đăng ký cho người lao động. Do đó, người lao động không phải trực tiếp đăng ký tham gia hoặc đóng phí bảo hiểm tai nạn lao động mà chủ sử dụng lao động sẽ đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động.

(Tham khảo: Các hạng mục được bảo hiểm tai nạn lao động chi trả)

Điều trị và dưỡng bệnh
Trong trường hợp cần điều trị trên 4 ngày vì tai nạn lao động, người lao động được điều trị tại cơ sở y tế do Cơ quan bảo hiểm tai nạn lao động chỉ định.
Trợ cấp nghỉ phép

Trợ cấp tiền lương (70% trung bình tiền lương 1 ngày * số ngày nghỉ) trong thời gian người lao động không thể đi làm vì điều trị bệnh hoặc vì vết thương do tai nạn lao động gây ra.

Trợ cấp bồi thường thương tật

Nếu quá 2 năm kể từ khi bắt đầu điều trị mà vết thương hoặc bệnh của người lao động vẫn không được chữa khỏi, và nếu tình trạng thương tật của người lao động đáp ứng tiêu chuẩn phân loại cấp độ khuyết tật được quy định trong luật thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp bồi thường thương tật thay cho trợ cấp nghỉ phép.

Trợ cấp khuyết tật

Trường hợp còn lưu lại khuyết tật sau khi đã điều trị xong vết thương hoặc bệnh, người lao động sẽ được nhận trợ cấp khuyết tật tương ứng với tình trạng của bản thân theo 14 cấp độ khuyết tật được quy định.

Trợ cấp cho gia quyến và phí tổ chức tang lễ

Trợ cấp cho gia quyến sống chung với người lao động đã tử vong (trợ cấp một lần) và trợ cấp phí tổ chức tang lễ.

Làm thế nào để đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động?

Bạn hãy điền vào tờ Đăng ký trợ cấp y tế được đặt tại trung tâm bảo hiểm tai nạn lao động hoặc được đăng tải trên trang chủ của Cơ quan phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc và nộp tại chi nhánh có thẩm quyền.

1. Người lao động điền tờ Đăng ký trợ cấp y tế

2. Người lao động nộp cho Cơ quan có thẩm quyền

4. Cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người lao động

3. Cơ quan có thẩm quyền xác định xem thương tật hoặc bệnh của người lao động có phải là tai nạn nghề nghiệp hay không

4.3 GẶP TAI NẠN KHI LÀM VIỆC

Tôi gặp tai nạn khi đang làm việc. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Nếu là trường hợp khẩn cấp thì bạn hãy gọi tới số 119 để yêu cầu xe cấp cứu. Nếu muốn được tư vấn về tai nạn xảy ra khi đang làm việc thì hãy liên hệ tới số sau::

Trung tâm tư vấn, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc

1350

Hanultari
(Cơ quan hỗ trợ gia đình đa văn hóa Thành phố Seoul)

Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ xin việc, đào tạo việc làm, dạy tiếng Hàn, chương trình trung tâm gia đình, v.v.

Trong trường hợp tôi bị thương khi đang làm việc, tôi có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động không?

Trong trường hợp bạn bị thương khi đang làm việc hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do môi trường làm việc và cần phải dưỡng bệnh từ 4 ngày trở lên thì bạn đều được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động và được chi trả phí điều trị.

Môi trường làm việc hiện tại của tôi không an toàn và có hại cho sức khỏe.

Tất cả người lao động đều có quyền được làm việc trong một môi trường an toàn. Trong trường hợp này, bạn có thể xin ý kiến tư vấn liên quan đến môi trường làm việc tại Trung tâm việc làm gần nơi sinh sống.

Cơ quan hỗ trợ
Thông tin liên hệ
Trung tâm tư vấn, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (Tiếng nước ngoài)
1350, phím số 5
Trung tâm tư vấn nhân lực người nước ngoài
1577 – 0071(phím 3+*)
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài ở các địa phương
Trung tâm hỗ trợ lao động người
nước ngoài thuộc Bộ Lao động
và Việc làm - Tham khảo Chương
8, ‘8.1 Thông tin liên hệ chính’.

Từ sau khi bị thương trong quá trình làm việc, tôi gặp phải các di chứng từ vết thương

Hãy đăng ký nhận trợ cấp khuyết tật thông qua bảo hiểm tai nạn lao động. Trong trường hợp vết thương bạn gặp phải trong quá trình làm việc đã khỏi nhưng bạn phải chịu các di chứng sau khi bị thương thì bạn có thể nhận được trợ cấp khuyết tật.

Tôi bị bệnh sau một thời gian dài làm cùng một loại công việc.

Đối với những căn bệnh dần dần xuất hiện do tư thế làm việc cố định hoặc phải làm việc trong một môi trường nguy hiểm trong thời gian dài (bệnh nghề nghiệp), bạn có thể nhận được hỗ trợ của bảo hiểm tai nạn lao động. Tuy nhiên, chỉ khi bệnh của bạn xuất hiện trong quá trình làm việc chứ không phải xuất hiện một cách tự nhiên thì bạn mới có thể nhận được hỗ trợ.

4.5 TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC

Tôi có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc và bị tử vong trong quá trình làm việc, tôi nên liên lạc với ai?

Nếu bạn có người thân làm việc tại Hàn Quốc và tử vong trong thời gian đang làm việc theo hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ thông báo cho Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc. Sau đó Cơ quan cảnh sát sẽ thông báo tới Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Trên cơ sở thông tin từ Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc, Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ thông báo cho Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) hoặc cơ quan phái cử lao động để tiến hành các thủ tục theo quy định.

4.6 TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC

Nếu tôi có người thân là lao động làm việc tại Hàn Quốc và không may bị tử vong, tôi cần biết những gì?

Nếu người thân của bạn không may tử vong khi đang làm việc tại Hàn Quốc, bạn cần biết một số vấn đề sau đây:

1. Giấy chứng tử
Giấy chứng tử hay giấy xác nhận tử vong được cấp bởi Cơ quan chính phủ Hàn Quốc hoặc bệnh viện.
2. Nếu bạn muốn đưa thi hài/ tro cốt của người thân về Việt Nam. Bạn cần cung cấp các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, bao gồm:

Giấy chứng tử (do Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp);
Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt vào Việt Nam (do Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cấp);
Giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế đối với thi hài (xác nhận nguyên nhân tử vong không phải do bệnh truyền nhiễm) do Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp nếu bạn muốn mang thi hài của người thân về nước;
Giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (do Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp) nếu bạn muốn đem tro cốt/hài cốt về nước.

Vui lòng trực tiếp đến hoặc liên hệ qua điện thoại với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để biết thêm thông tin. Bạn chuẩn bị các giấy tờ sau trước khi đến Đại sứ quán:
• Bản gốc và bản chụp hộ chiếu của bạn;
• Bản gốc và bản chụp hộ chiếu của người tử vong;
• Bản gốc văn bản ủy quyền của gia đình người tử vong trong trường hợp bạn là người được ủy quyền;
• Đơn xin đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước (theo mẫu)

Tôi có người thân đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi muốn biết Đại sứ quán Việt Nam có thể hỗ trợ gì nếu người thân của tôi tử vong trong khi đang làm việc tại Hàn Quốc?

Trong trường hợp người thân của bạn tử vong khi đang làm việc tại Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc có thể hỗ trợ các thủ tục sau đây:
• Cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt;
• Cấp Trích lục ghi vào sổ hộ tịch đối với các trường hợp tử vong đã được đăng ký khai tử tại các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc nếu được yêu cầu;
• Hợp pháp hóa lãnh sự Giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp nếu được yêu cầu;
• Tư vấn về dịch vụ hỏa táng và vận chuyển thi hài/tro cốt về Việt Nam;
• Cung cấp dịch vụ phiên dịch/dịch thuật nếu được yêu cầu;
• Báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định trợ giúp về chí phí đối với từng trường hợp cụ thể nếu gia đình người tử vong không có khả năng tài chính.

Ghi chú: Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ cấp Trích lục khai tử nếu việc tử vong không được đăng ký bởi các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương tại Hàn Quốc. Trong trường hợp này, các giấy tờ cần thiết bao gồm:
• Tờ khai đăng ký khai tử;
• Giấy báo tử/giấy tờ thay thế giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp;
• Văn bản ủy quyền có chứng thực (nếu người được ủy quyền là ông, bà, mẹ, cha, vợ, chồng, chị/em gái, anh/em trai của người quá cố thì văn bản quyền không cần chứng thực).

Ghi chú: Đại sứ quán Việt Nam không thể hỗ trợ các vấn đề nêu dưới đây trong trường hợp người lao động tử vong ở nước ngoài.
• Thanh toán chi phí mai táng hoặc hỏa táng.
• Thanh toán chi phí cho việc chuyển hài cốt hoặc thi thể về Việt Nam.
•  Điều tra nguyên nhân cái chết (nhưng có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Hàn Quốc tiến hành điều tra về cái chết).

Tôi có người thân tử vong khi đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi cần làm gì để đưa thi thể hay hài cốt của người thân về Việt Nam?

Để đưa thi hài hoặc hài cốt của người thân về Việt Nam, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh, thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam. Bạn vui lòng quét mã QR code để đến đường link tìm hiểu kĩ hơn về Thông tư liên quan.

4.6 BỊ QUẤY RỐI, BẮT NẠT VÀ ĐỐI XỬ BẤT CÔNG TẠI NƠI LÀM VIỆC

Tôi bị người khác lợi dụng chức vụ cao hơn để quấy rối, bắt nạt và đối xử bất công tại nơi làm việc. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Hãy liên hệ đến cơ quan gần nơi cư trú nhất trong số các cơ quan sau. Sau khi khai báo, hãy tiếp nhận tư vấn từ cơ quan đó.

Khu vực
Cơ quan
Địa chỉ
Điện thoại
Seoul
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Hàn Quốc
[Mã bưu chính:08395] Tầng 1, 3, 4 Tòa B, số 1291Nambusunhwan-ro, Guro-gu, Seoul
1644-0644
Gyeonggi-do
Trung tâm tư vấn nhân lực, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc
[Mã bưu chính:15359] 16 Gojan 2-gil, Danwon-gu, Ansan-si, Gyeonggi-do
1577-0071
Gyeonggi-do
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Euijeongbu
[Mã bưu chính:11655] 94 Gyeongeui-ro (Euieongbudong), Euijeongbu-si, Gyeonggi-do
031-838-9111
Gyeongsangnam-do
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Yangsan
[Mã bưu chính: 50527] 28 Yeonho-ro, Yangsan-si, Gyeongsangnam-do
055-912-0255
Gyeongsangnam-do
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Kimhae
[Mã bưu chính: 50916] 81 Garak-ro, Kimhae-si, Gyeongsangnam-do
055-338-2727
Gyeongsangnam-do
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Changwon
[Mã bưu chính: 51266] 203, 3-15 Daero, Masanhappo-gu, Changwon-si, Gyeongsangnam-do
 Tiếng Hàn:
055-253-5270
Tiếng Việt:
1899-5002-1
Gwangju
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Gwangju
[Mã bưu chính: 62234] 82 Poongyeong-ro 145-beongil, Gwangsan-gu, Gwangju
 Tổng đài tại Hàn Quốc:
062-946-1199
Tiếng Việt:
062-946-1199(+4)062-946-1199
Chung cheongnam-do
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Cheonan
[Mã bưu chính: 31109] tầng 4 sky building,21 seongjeong park 5-ro (1300, seojeong-dong),seobuk-gu,cheonan-sichungcheongnam-do
 Tổng đài tại Hàn Quốc:
062-946-1199
Tiếng Việt:
062-946-1199(+4)
Daegu
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Daegu
[Mã bưu chính: 42914] Tầng 8 – 9 Jinkwang Tower, 863 Dalgubeol-daero, Dasa-eup, Dalseong-gu, Daegu
 Tổng đài tại Hàn Quốc:
041-411-7000
Tiếng Việt:
041-411-7000(+3)
Incheon
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Incheon
[Mã bưu chính: 21655] Tầng 12 Myeongjin Plaza, 220 Hogupo-ro, Namdong-gu, Incheon
032-431-5757

Tôi bị chủ lao động và đồng nghiệp bạo hành. Tôi phải đối phó như thế nào?

Dù với bất kỳ lý do gì, chủ sử dụng lao động cũng không được bạo hành người lao động. Nếu vi phạm điều này thì người sử dụng lao động sẽ phải ngồi tù tối đa 5 năm hoặc nộp phạt tối đa 50 triệu won. Trong trường hợp bị người sử dụng lao động và đồng nghiệp bạo hành, hãy liên lạc đến cơ quan gần nơi cư trú nhất trong số các cơ quan sau, sau đó khai báo và tiếp nhận tư vấn từ cơ quan này.

Thông tin liên hệ
Trung tâm tư vấn, Bộ Lao động việc làm (có hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt)
1350 , phím số 5.
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Hàn Quốc (có hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt)
Trung tâm hỗ trợ lao động người
nước ngoài thuộc Bộ Lao động và
Việc làm- Tham khảo trang 101,
Điều 8.1, Thông tin liên hệ chính,
Chương 8
Bộ phận một cửa – Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc – phòng tiếp nhận tố cáo những hành vi bất công tại chỗ làm (hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Hàn)
Truy câp Website 홈페이지

Tôi bị thương trong lúc làm việc nhưng chủ lao động không trả phí điều trị và bồi thường tai nạn lao động cho tôi. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
• Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động không đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động, việc người lao động bị thương trong quá trình làm việc được công nhận thì người lao động vẫn có thể nhận được bồi thường.
• Việc người sử dụng lao động không đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động là vi phạm pháp luật nên chủ sử dụng lao động sẽ phải trả phí bảo hiểm và nộp phạt.

4.7 BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC, BẠO HÀNH TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC

Quấy rối tình dục là gì?

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là việc chủ doanh nghiệp, cấp trên hoặc đồng nghiệp lợi dụng chức vụ ở nơi làm việc để thực hiện các hành vi có thể là tiếp xúc, đụng chạm về thân thể, hoặc có thể bằng lời nói, hoặc khiến người khác phải nhìn một hành vi làm cho người lao động cảm thấy ghê tởm hoặc bị sỉ nhục về mặt tình dục. Ngoài ra, các hành vi gây bất lợi cho cá nhân người lao động với lý do không làm theo các hành động, lời nói hoặc yêu cầu khác mang tính quấy rối về giới cũng được coi là quấy rối tình dục.

Cách để tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Cách 1: Bạn có thể nhận được tư vấn từ chuyên gia tại Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài.

Trung tâm hỗ trợ người lao động người nước ngoài
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc
(1644-0644)
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Euijeongbu
(031-838-9111)
Trung tâm hỗ trợ lao động người nước ngoài Kimhae
(055-338-2727)
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Changwon
(Tiếng Hàn: 055-253-5270, tiếng Việt: 1899-5002-1)
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Incheon
(032-431-4545)
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Daegu
(Tổng đài tại Hàn Quốc: 053-654-9700, tiếng Việt: 053-
654-9700(+2))
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Cheonan
(Tổng đài tại Hàn Quốc: 062-946-1199, tiếng Việt: 062-
946-1199(+4))
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Gwangju
(Tổng đài tại Hàn Quốc: 062-946-1199, tiếng Việt: 062-
946-1199(+4))
Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Yangsan
(055-912-0255)
Trung tâm tư vấn nhân lực nước ngoài
1577-0071(phím 3+*)
Hiệp hội nhân quyền quốc gia (tiếng Hàn).
02-2125-9700

Cách 2: Bạn hãy quét mã QR dưới đây và ‘Tố cáo ẩn danh tình trạng bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc’ tại Bộ phận một cửa, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc – phòng tiếp nhận tố cáo những hành vi bất công tại chỗ làm (có hỗ trợ tiếng Việt).

Hãy đối phó với hành vi quấy rối tình dục như sau!
1. Thể hiện cương quyết, rõ ràng thái độ từ chối đối với người có hành vi quấy rối
2. Đảm bảo thu thập các chứng cứ – ghi lại các nội dung chi tiết như ngày tháng, thời gian, địa điểm, v.v
3. Yêu cầu cấp trên tư vấn và xử lý nhằm chấm dứt hành vi quấy rối
4. Xin tư vấn hoặc tố cáo lên Sở Lao động việc làm tại địa phương(1350)

Tôi bị bạo hành và tấn công tình dục, tôi có thể nhận được trợ giúp từ đâu ?

Bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Trung tâm tư vấn phụ nữ di cư Seoul hoặc Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp phụ nữ di cư để được tư vấn. Với sự giúp đỡ của trung tâm tư vấn, bạn có thể thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc bị bạo hành và tấn công tình dục.

Trung tâm tư vấn phụ nữ di cư Seoul

Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp phụ nữ di cư