Chương 1:

Hệ thống y tế và hệ thống khám, chữa bệnh tại hàn quốc

1.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG Y TẾ TẠI HÀN QUỐC

Tôi bị ốm nên tôi muốn đến bệnh viện khám. Tôi nên đến bệnh viện nào? Hệ thống y tế ở Hàn Quốc như thế nào?

Ở Hàn Quốc có 03 loại hình cơ sở y tế.

Phân loại cơ sở y tế
Chức năng
Ví dụ
Hình minh hoạ
1. Bệnh viện/Phòng khám
Cơ sơ y tế tuyến quận, huyện
• Cơ sở y tế khám, chữa bệnh ngoại trú
• Điều trị các bệnh thường gặp “Tôi thấy người ê ẩm vì bị cảm cúm. Tôi muốn gặp bác sĩ và khám bệnh.”
Phòng khám tại quận, huyện, khu vực sinh sống, phòng khám nha khoa, phòng khám tai mũi họng, phòng khám nhi, v.v
Cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố
• Bệnh viện đa khoa địa phương nơi điều trị nội trú và kiểm tra tổng quát
“Đầu gối của tôi rất đau. Tôi muốn nhập viện, kiểm tra sức khỏe và tiếp nhận điều trị.”
Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố, bệnh viện điều dưỡng, Trung tâm y tế cộng đồng quốc gia.
Bệnh viên đa khoa trung ương
• Bệnh viện trường đại học sẽ tiếp nhận thăm khám, điều trị khi có giấy chuyển tuyến từ các bệnh viện tuyến dưới
• Bệnh viện đa khoa thực hiện thăm khám chuyên sâu và tiến hành các ca phẫu thuật phức tạp “Đồng nghiệp làm cùng trên thuyền với tôi bị thương nặng. Có vẻ cậu ấy phải được thăm khám chuyên sâu và tiến hành phẫu thuật.”
Bệnh viện trường đại học
2. Trạm y tế
• Cơ sở y tế xã, phường thuộc hệ thống y tế công, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật cho người dân trong khu vực, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng
“Tôi nghe nói có thể tiêm phòng cảm cúm ở Trạm y tế gần nơi cư trú nên tôi đến để được tiêm phòng cảm cúm.”
Trạm y tế địa phương
3. Hiệu thuốc
• Nơi bán các loại thuốc dự phòng và thuốc kê theo đơn của bệnh viện
“Tôi bị khó tiêu nên muốn mua thuốc tiêu hóa.”
Hiệu thuốc tại khu dân cư

Trạm y tế là gì?

Trạm y tế là cơ sở khám, chữa bệnh được xây dựng ở các thành phố/tỉnh, quận/huyện và phường/xã. Trạm y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh tật cho người dân địa phương. Vai trò của trạm y tế là thực hiện điều trị ban đầu, tổ chức các buổi giáo dục sức khoẻ, quản lý và tham gia công tác phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, cung cấp các chương trình, hoạt động đa dạng nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân. Tại đây thực hiện nhiều công tác bảo vệ sức khỏe như bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, bảo vệ sức khỏe răng miệng, nâng cao sức khỏe người dân, quản lý bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ viện phí, chăm sóc sức khỏe tinh thần, v.v...

Khi bị ốm, tôi phải đến cơ sở y tế nào?

Trước hết, bạn hãy đến Trạm Y tế hoặc cơ sở y tế tuyến quận, huyện gần khu vực mình sinh sống. Nếu tình trạng bệnh của bạn chuyển nặng và bạn cần phải tới bệnh viện tuyến trên thì bạn sẽ nhận được giấy chuyển tuyến bệnh viện từ Trạm Y tế hoặc cơ sở y tế tuyến quận, huyện để đến bệnh viện đa khoa tuyến trên. Sau khi đặt lịch hẹn khám, bạn nhớ mang theo giấy chuyển tuyến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa tuyến trên.

Lưu ý! Nếu bạn đến thẳng cơ sở y tế tuyến trung ương mà không có giấy chuyển tuyến bệnh viện nhận tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện, tuyến tỉnh, thành phố, bạn vẫn sẽ được điều trị bệnh nhưng không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế và phần phí điều trị mà cá nhân phải tự chi trả sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ như bệnh nhân cấp cứu, sản phụ chuyển dạ (sắp sinh) có thể tới thẳng bệnh viện tuyến trên mà không có giấy chuyển tuyến bệnh viện và vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm.

TÌNH HUỐNG 1: QUẬN, HUYỆN ➞ TỈNH, THÀNH PHỐ ➞ TRUNG ƯƠNG

Tôi bị đau đầu gối suốt hai tuần nay.

Bước 1: Bạn hãy đến phòng khám ngoại chỉnh hình ở gần nơi cư trú để được tiếp nhận điều trị (cơ sở y tế tuyến quận, huyện).
Bước 2: Sau khi được tiếp nhận điều trị tại phòng khám và trả chi phí điều trị, bạn sẽ nhận được đơn thuốc.
Bước 3: Mang đơn thuốc đến hiệu thuốc gần nhất, trả tiền và nhận thuốc đã được kê.

Đơn thuốc là gì?

Đơn thuốc là một văn bản trên đó bác sĩ ghi lại những loại thuốc cần thiết cho bệnh nhân. Khi đến hiệu thuốc và đưa cho dược sĩ đơn thuốc, bạn sẽ nhận được đủ các loại thuốc với liều lượng như trong đơn kê.

Đầu gối của tôi bị đau. Một tuần trước, tôi đã đi khám ở bệnh viện nhưng đầu gối của tôi vẫn đau. Tôi muốn làm kiểm tra kỹ hơn.

HOẶC nếu bạn muốn kiểm tra kỹ hơn sau khi đã khám tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện.
Bước 4: Hãy xin cấp giấy chuyển tuyến tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện mà bạn đã đến khám trước đó.
Bước 5: Hãy cầm theo giấy chuyển tuyến và đến cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố. Sau khi được thăm khám, nếu phải phẫu thuật hoặc cần điều trị chuyên sâu, hãy xin cấp giấy chuyển tuyến tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố.
Bước 6: Hãy cầm giấy chuyển tuyến đến bệnh viện tuyến trung ương (bệnh viện chuyên sâu hay bệnh viện trường đại học).

(TÌNH HUỐNG 2: TUYẾN QUẬN, HUYỆN ➞ TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ HOẶC TRUNG ƯƠNG)

Đầu gối của tôi bị đau, tôi đã đến bệnh viện nhưng bác sĩ bảo tình trạng bệnh của tôi khá nghiêm trọng và cần phải đến bệnh viện đa khoa trường đại học ngay.

Bước 1: Bạn đến phòng khám ngoại chỉnh hình ở khu dân cư và tiếp nhận thăm khám (cơ sở y tế tuyến quận, huyện).
Bước 2: Bác sĩ nhận định bạn cần được kiểm tra kỹ hơn, bạn được cấp Giấy chuyển tuyến để đến bệnh viện đa khoa trường đại học (cơ sở y tế tuyến trung ương).
Bước 3: Bạn cầm theo Giấy chuyển tuyến và bệnh viện tuyến trung ương (bệnh viện chuyên sâu hay bệnh viện trường đại học).

(TÌNH HUỐNG 3: TRUNG ƯƠNG)

Đầu gối của tôi rất đau, tôi cần được kiểm tra chuyên sâu và làm phẫu thuật.

Bước 1: Hãy gọi điện hoặc đặt lịch điều trị trực tuyến tại bệnh viện bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện trường đại học hay bệnh viện chuyên sâu.
Bước 2: Đến giờ hẹn, bạn hãy đến bệnh viện tuyến trung ương như lịch hẹn đã đặt và để được tiếp nhận điều trị.
* Trong trường hợp bạn không đến cơ sở y tế tuyến quận, huyện, cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố trước mà đến thẳng bệnh viện đa khoa trung ương thì phí điều trị mà bạn phải chi trả có thể sẽ rất cao..

Khi tôi bị ốm, tôi không biết phải điều trị tại bệnh viện nào?

Các khoa
Chức năng/Đối tượng điều trị
Khoa y học gia đình
Cung cấp các hoạt động chữa bệnh phổ thông nhất, phát hiện và quản lý bệnh ở giai đoạn đầu, phòng bệnh
Khoa nội
Các bệnh về đường tiêu hóa, gan, dạ dày, đường hô hấp, tim mạch, các bệnh mãn tính
Khoa tiết niệu
Các bệnh xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam như bàng quang và niệu đạo
Khoa sản
Các bệnh liên quan đến chức năng của bộ phận sinh dục nữ, các bệnh liên quan đến mang thai và sinh sản
Ngoại khoa chỉnh hình
Chỉnh hình cơ thể
Khoa thần kinh
Các bệnh về hệ thần kinh như não, tủy sống, thần kinh tủy sống và thần kinh não bộ, v.v
Ngoại khoa xương khớp
Các bệnh liên quan đến cấu trúc cấu tạo nên tay, chân và cột sống (cơ bắp, khớp, dây chằng, v.v.)
Khoa tai, mũi, họng
Các bệnh nhân ở độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên
Khoa nhi – thanh thiếu niên
Các bệnh nhân ở độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên
Khoa mắt
Các bệnh về mắt
Khoa cấp cứu
Các bệnh nhân cấp cứu
Khoa sức khỏe tâm thần
Các bệnh về tâm thần
Khoa răng hàm mặt
Các bệnh về răng và khoang miệng
Khoa da liễu
Các bệnh về da
Các bệnh điều trị tại cơ sở y tế tuyến trung ương
Các khoa
Các bệnh về thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng
Khoa nội tiêu hóa
Các bệnh về thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng
Khoa nội hô hấp
Các bệnh liên quan đến phổi và các cơ quan chịu trách nhiệm về hô hấp
Khoa nội huyết học và ung bướu
Các bệnh về u ác tính (ung thư)
Khoa gây mê hồi sức
Gây mê, hồi sức
Khoa xạ trị ung thư
Thực hiện xạ trị
Khoa tiết niệu
Khoa điều trị các bệnh liên quan đến các cơ quan đường
tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo cũng
như các cơ quan liên quan đến chức năng sinh sản nam giới
Khoa ngoại lồng ngực
Các bệnh liên quan đến các cơ quan nằm trong lồng ngực như: tim, phổi, khí quản, thực quản, động mạch chủ
Khoa phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, liệu pháp vận động

Tôi bất ngờ bị thương nặng và phải đến bệnh viện gấp. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Bệnh nhân cấp cứu, phụ sản chuyển dạ (sắp sinh) có thể đến thẳng cơ sở y tế tuyến trung ương mà vẫn được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm y tế. Trong tình huống khẩn cấp, bạn có thể đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa gần nhất.

Trong tình huống khẩn cấp, hãy gọi tới  119 theo các bước sau:

1) Gọi đến số 119. 

2) Trình bày tình trạng của bệnh nhân.

3) Thông báo vị trí của bệnh nhân.

4) Thực hiện sơ cứu theo hướng dẫn..

Trong các tình huống khẩn cấp, xe cấp cứu sẽ phục vụ MIỄN PHÍ ở tất cả mọi nơi trên toàn quốc.

Ví dụ: Ở đây có người bị ngất. Tôi cần một xe cấp cứu. Chúng tôi đang ở tòa nhà XX [số nhà xx-tòa nhà xx] nằm ở phường XX [tên phường]. Làm ơn hãy đến nhanh lên.

1.2 THUỐC

Sau khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện, tôi có thể nhận thuốc ở đâu?

Sau khi được khám, chữa bệnh tại bệnh viện và nộp viện phí, bạn sẽ nhận được đơn thuốc. Sau đó, hãy đến tiệm thuốc, đưa đơn thuốc cho dược sĩ và thanh toán tiền thuốc là bạn có thể nhận được thuốc kê trong đơn.

[Quy trình mua thuốc tại hiệu thuốc sau khi điều trị ở bệnh viện]

Đăng ký điều trị tại bệnh viện
Trình thẻ cư trú người nước ngoài

Tiếp nhận điều trị y tế
Được bác sĩ chẩn đoán và điều trị

Đến hiệu thuốc/ thanh toán
Đưa đơn thuốc của bệnh viện cho dược sĩ
Thanh toán tiền thuốc tại hiệu thuốc

Nộp tiền
Nộp viện phí
Nhận đơn thuốc

Khi đăng ký khám, chữa bệnh tại bệnh viện, bạn nhất định phải mang theo giấy tờ tùy thân (thẻ cư trú của người nước ngoài)! Nếu không có giấy tờ tùy thân thì bạn có thể sẽ không được bệnh viện tiếp nhận điều trị.

Tôi có thể mua thuốc trực tiếp tại hiệu thuốc mà không có đơn thuốc không?

Bạn có thể đến hiệu thuốc và mua các loại thuốc thông thường như: thuốc cảm, các loại thuốc bôi, thuốc bổ, thuốc chống viêm, thuốc tránh thai dạng uống (một số loại), v.v. Đối với các loại thuốc đặc trị, bạn phải có đơn thuốc được bác sĩ tại bệnh viện kê thì mới mua được. Hãy tham khảo bảng bên dưới.

Ví dụ về các loại thuốc thông thường (thuốc cấp cứu)
Thuốc hạ sốt
Thuốc uống khi bị sốt cao
Thuốc giảm đau
Thuốc uống để giảm đau
Thuốc tiêu hóa
Thuốc uống khi bị đầy bụng, khó tiêu
Thuốc tiêu chảy
Thuốc điều trị tiêu chảy
Thuốc nhỏ mắt
Thuốc dùng khi có bệnh về mắt
Thuốc sát trùng
Thuốc bôi lên vết thương để sát trùng
Thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da hoặc các vùng da bị ngứa.
Gel dạng lỏng
Thuốc bôi lên vùng da bị ngứa hoặc chỗ bị côn trùng đốt
Băng dán cá nhân
Miếng dán để bảo vệ miệng vết thương
Hộp cấp cứu


Hộp đựng các dụng cụ y tế thiết yếu trong tình huống khẩn cấp như: gạc, bông y tế, kéo, nhiệt kế, băng dán cá nhân, băng vải, băng dính y tế, v.v.

1.3 ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Nếu tôi muốn sử dụng dịch vụ y tế nhưng lại không biết tiếng Hàn thì tôi phải liên lạc tới đâu?

Bạn có thể gọi tới tổng đài Danuri ( 1577-1366) và yêu cầu dịch vụ phiên dịch.

Dịch vụ phiên dịch – Trung tâm khách hàng của Bảo hiểm sức khỏe, Trung tâm hỗ trợ tổng hợp cho người nước ngoài, Tổng đài Danuri

Dịch vụ phiên dịch – Trung tâm khách hàng của Bảo hiểm sức khỏe

1577-1000 (Tư vấn bằng Tiếng Việt, phím số 63) 

033-881-2000 (Tiếng Việt, phím số 3)

Trung tâm hỗ trợ tổng hợp cho người nước ngoài

1345

Thời gian hoạt động

09:00 ~ 22:00: Tiếng Hàn, Tiếng Trung, Tiếng Anh

09:00 ~ 18:00: Tiếng Việt

Tổng đài Danuri

1577-1366

Hỗ trợ 13 thứ tiếng dành cho các đối tượng là người nhập cư, gia đình đa văn hóa. Hoạt động 24 giờ/ngày, 365 ngày.